Cách quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên

Cách quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên
Ngày đăng: 09/12/2021 10:48 PM

     

    Quản lý tài chính cá nhân thế nào tốt cho sinh viên

    Nhắc đến độ tuổi sinh viên, chúng ta có thể mường tượng ra ngay những hình ảnh các cô cậu thiếu niên. Các cô cậu đang chập chững bước trên con đường trưởng thành của mình. Trong khi đó, cái độ tuổi này còn đi kèm với nguồn tài chính phụ thuộc. "Tiền nhà, tiền chi tiêu phải tằn tiện …" là câu nói của sinh viên cuối tháng.

    Việc này xảy ra do quá trình chi tiêu không kiểm soát. Trong tình hình đó, kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên là vô cùng quan trọng. Vậy tại sao vấn đề quản lý tài chính cho sinh viên lại cần thiết như vậy? Có những cách nào để quản lý tài chính cho sinh viên? Các bạn hãy cùng MPD tìm hiểu kỹ năng cần thiết này nhé.

    Tại sao phải quản lý tài chính viên?

    Vấn đề quản lý tài chính cho sinh viên là việc mà hầu hết các bạn nên trang bị cho bản thân mình. Đối với sinh viên, việc tạo cho bản thân thói quen chi tiêu, tiết kiệm hợp lý là điều cần thiết.

    quản lý tài chính cho sinh viên thật sự quan trọng

    Trong bối cảnh phát triển hiện nay, sinh viên có nguy cơ đối diện với việc tiêu tiền thiếu kiểm soát. Đặc biệt là việc chi tiêu đối với các đồ dùng hàng ngày. Những món ăn vặt như gà rán, trà sữa hay đi sắm đồ sẽ cuốn sinh viên chi tiêu sa đà.

    Kỹ năng quản lý tài chính cần thiết với cá nhân sinh viên và cũng vô cùng quan trọng với xã hội. Khi các bạn tiêu tiền nhiều hơn, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển và đạt nhiều lợi nhuận. Thứ hai, rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính là một cách áp dụng thuyết trên giảng đường. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên kinh tế vào thực tiễn.

    Không những thế, đến một giai đoạn nhất định, chúng ta cần độc lập về tài chính. Vì thế, việc hình thành và tập luyện kỹ năng quản lý tài chính sinh viên là điều vô cùng cần thiết.

    Những cách để quản lý tài chính cho sinh viên

    Để quản lý tài chính cho sinh viên, các bạn cần hiểu rõ mức độ quan trọng của việc quản lý tài chính. Việc kiểm soát và hoạch định chi tiết các khoản chi tiêu sẽ là tiền đề cho mọi tình huống xảy ra. Hãy cùng tham khảo một số cách quản lý tài chính cho sinh viên nhé.

    Nắm rõ thu nhập hàng tháng để kiểm soát tài chính cá nhân

    Việc đầu tiên, các bạn cần nắm rõ nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân trước khi quyết định về các khoản tiêu.  Nhằm tránh tình trạng “viêm màng túi” xảy ra mỗi cuối tháng. Đối với sinh viên, nguồn thu nhập của các bạn có thể đến từ nhiều phía. Chẳng hạn như hỗ trợ từ gia đình, các công việc bán thời gian,...Khi đó việc ghi chép cẩn thận các khoản thu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

    Kiểm soát khoản chi tiêu

    Các bạn sẽ thấy bất lợi nếu không duy trì thói quen ghi chép các khoản chi tiêu của mình. Các bạn hãy lưu chúng lại và phân chia theo từng hạng mục. Điều đó sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc theo dõi và điều chỉnh chi tiêu. Bạn hãy bắt đầu từ một bảng danh sách nhỏ với những chi phí được cố định theo hàng tháng. Chẳng hạn như tiền học, tiền thuê nhà, mua đồ hay phương tiện đi lại.

    Có một số những khoản bắt buộc và gần như không thay đổi. Tuy nhiên việc hiểu rõ chi phí cố định chiếm trong thu nhập bao nhiêu phần sẽ giúp bạn hoạch định các khoản tiêu tiếp theo.

    Bảng thứ hai bạn nên sử dụng sẽ là những chi phí biến đổi. Bảng này bao gồm các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm hay du lịch. Đây chính là lúc bạn có thể xem xét kỹ lưỡng điều chỉnh hoặc cắt giảm tùy theo nhu cầu của mỗi người. 

    Bằng cách liệt kê tất cả những chi tiêu hằng tháng hằng tháng như trên. Các bạn có thể nhận ra những khoản chi tiêu không cần thiết. Từ đó có thể thay đổi được thói quen tiêu dùng hiệu quả hơn trong giai đoạn sinh viên.

    Lập kế hoạch tài chính cá nhân kỹ lưỡng

    Thông qua số liệu về các chi phí tiêu dùng, các bạn hãy lập một bảng kế hoạch quản lý tài chính cho sinh viên. Điều đó giúp các bạn theo dõi cũng như đặt hạn mức tiêu dùng cho bản thân theo hàng tháng.

    Lập kế hoạch tài chính là điều then chốt

    Hiện nay, một trong những phương pháp quản lý chi tiêu tối ưu trong giới trẻ chính là công thức 6 chiếc lọ. Mỗi chiếc lọ sẽ tượng trưng cho một hạng mục chi tiêu khác nhau. Khi sử dụng công thức này sẽ kèm với số phần trăm hạn mức trong tổng thu nhập của cá nhân. Được chia tỉ lệ như sau:

    Quỹ nhu cầu cần thiết chiếm 55%: bao gồm toàn bộ chi phí bắt buộc như tiền nhà trọ, tiền điện nước, hay phương tiện đi lại. 

    Quỹ tiết kiệm dài hạn chiếm 10%: quỹ này dùng cho trường hợp xảy ra bất ngờ như ốm đau bệnh tật. 

    Quỹ hưởng thụ chiếm 10%: dành vào việc tự thưởng cho bản thân mình. Đây sẽ là nguồn động lực to lớn giúp bạn tận hưởng cuộc sống. Với quỹ này, các bạn sẽ nâng cao tinh thần, phát huy khả năng công việc của mình. 

    Quỹ giáo dục chiếm 10%: được dùng cho mục đích giáo dục. Hoặc có thể dùng nâng cao kiến thức nói chung. Đây chính là nơi bạn có thể học tập thêm những kỹ năng mềm và trao đổi kiến thức.

    Quỹ cho đi chiếm 5%: bạn dùng khoản chi tiêu nhỏ này để làm từ thiện, giúp đỡ cho gia đình và bạn bè. Khi các bạn cho đi sẽ nhận lại được nhiều hơn. 

    Quỹ tài chính chiếm 10%: Với lọ này, bạn có thể để tạo ra các nguồn thu nhập khác. Chẳng hạn như đầu tư tiết kiệm, đầu tư vốn trên các kênh đầu tư như chứng khoán hay bất động sản. Hiện nay vẫn còn nhiều bạn thường lầm tưởng rằng mình là sinh viên còn phụ thuộc kinh tế. Nên khi đến đầu tư thì đó là chuyện quá xa vời và nhận định đó hoàn toàn là sai lầm.

    Trên thị trường hiện nay, vấn đề đầu tư không còn là điều gì xa lạ. Kể cả đối với những bạn sinh viên bởi tính linh hoạt và khả năng sinh lợi nhuận. Việc đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản đều là những mô hình mà các bạn đều có thể trải nghiệm. Bên cạnh đó, khi đầu tư như thế, các bạn có thể bắt đầu với số vốn nhỏ, phù hợp với những bạn trẻ mới tham gia. 

    Phương pháp theo “công thức 6 chiếc lọ” trên thoạt nhìn có vẻ dài dòng, nhưng đó sẽ là một bàn đạp chắc chắn để quản lý tài chính cho sinh viên

    Những vấn đề phát sinh nếu không quản lý tài chính cho sinh viên

    Không tiết kiệm được số tiền cần thiết

    Nhiều bạn sinh viên muốn tiết kiệm nhưng vẫn chưa hiểu rõ đâu là số tiền tiết kiệm cần thiết. Tiền tiết kiệm này đủ để thực hiện các mục tiêu tài chính cụ thể của họ. Điều quan trọng là phải kiên trì thực hiện việc tiết kiệm. Phương án tốt nhất là các bạn để dành từ 20% thu nhập cá nhân trở lên cho khoản tiết kiệm.

    Quản lý tài chính cho sinh viên khó hay dễ

    Xảy ra thiếu hụt trong chi tiêu hàng tháng

    Bạn cần phải trả tiền nhà, tiền điện nhưng không có đủ tiền. Bạn vừa đóng xong tiền học thì không còn tiền sinh hoạt mà chẳng hiểu vì sao. Việc chi tiêu không kiểm soát của các bạn sinh viên dẫn đến việc thiếu hụt tiền bạc. Việc lập kế hoạch quản lý tài chính cho sinh viên ngay lập tức là điều quan trọng.

    Không đủ tiền dành cho những việc đột xuất

    Quỹ tiết kiệm khẩn cấp sẽ là cách để bạn ứng phó với những công việc đột xuất trong tương lai. Khi bị tai nạn hay mắc bệnh nặng, các bạn sẽ rất khó để bạn xoay sở tiền kịp lúc. Việc quản lý tài chính cho sinh viên khi chi tiêu sẽ hỗ trợ chi trả những khoản này nhanh hơn.

    Các bạn hãy nhớ tài chính có thể phức tạp. Nhưng quản lý tài chính sinh viên là vô cùng cần thiết cho bản thân. Các bạn hãy học cách sớm nhất khi có thể nhé. Thông qua những chia sẻ trên đây, MPD hy vọng việc quản lý tài chính của sinh viên sẽ trở nên dễ dàng và tiện dụng hơn. Hãy làm chủ khả năng tài chính của mình ngay hôm nay các bạn nhé!

    Thân mến! MPD