Cây mật nhân, một loại cây dễ trồng, có nhiều tác dụng tốt, và được người ta gọi là cây bách bệnh hay cây bác bệnh. Vậy có phải nó có thể trị được bách bệnh không? Hãy cùng tìm hiểu thêm sau đây bạn nhé.
Mật Nhân là loại cây gì
Cây mật nhân một loài cây bụi có thân mảnh, lá dạng kép, sống được cả ở những nơi khô cằn nhất. Mật nhân có tên khoa học là Eurycoma Longifolia, họ thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma.
Loài cây này còn có tên gọi là cây bá bệnh hay cây bách bệnh, cây lồng bẹt, cây mật nhơn, cây hậu phác nam. Các tên gọi khác nhau này do con người ở các vùng miền, quốc gia khác nhau quy ước tên gọi.
Đặc điểm của Cây mật nhân
Thân cây mật nhân
Mật nhân là loại cây thân gỗ cao từ 2 đến 15m tùy khu vực địa lý. Thân cây thường có nhiều lông , cành mọc phân tán thành nhiều tia nhánh nhỏ.
Lá cây mật nhân
Lá mật nhân là loại lá kép, chúng gồm nhiều lá nhỏ mọc đối xứng với nhau có bề mặt nhẵn,dày, mặt trên lá có màu xanh lục, mặt dưới màu trắng xanh.
Hoa cây mật nhân, quả cây mật nhân
Hoa mật nhân có màu nâu đỏ hoặc đỏ tươi, bao phủ bởi lông tơ, mọc thành cụm. Quả mật nhân có hình hơi dẹp, dang hình trứng, có rãnh ở giữa quả. Quả non có màu xanh khi chín thì sẽ chuyển sang màu đỏ, quả có một hạt.
Củ cây mật nhân
Củ mật nhân là một phần rễ cây phình to, có màu vàng nâu, trơn nhẵn, khi thái lát có màu vàng nhạt,được sử dụng trong các bài thuốc mật nhân ngâm rượu.
Cây Mật nhân thường thấy ở đâu
Mật nhân phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới , khu vực Đông Nam Á và Nam Á, ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào,…. Tại nước ta loài cây thảo dược quý này phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp , vùng trung du các tỉnh Tây Nguyên và niềm Trung.
Thành phần hóa học có trong cây mật nhân
Bộ phận | Thành phần hóa học |
Vỏ và gỗ cây mật nhân | Các hợp chất giúp diệt vi trùng sốt rét, falcifarum : quassinoid, plasmodium. Các hợp chất triterpen tirucalan Các alkaloid loại canthin |
Rễ cây mật nhân | Chứa eurycomanol, eurycomanol 2-0-b-D glucopyranosid và 13b, 18 0 dihydroeurycomanol. |
Vỏ thân cây mật nhân | Chất euricomalacton và 2, 6 dimethoxybenzoquinon( vị đắng). Campestrol và b-sitosterol. |
Cây mật nhân có mùi vị thế nào
Mật nhân có vị đắng, tính mát, vị đắng,bổ ích cho can và thận, tốt cho người bị hư khí huyết , đau nhức gân xương.
Thu hoạch chế biến và sử dụng mật nhân
Thu hoạch mật nhân
Hầu hết các bộ phận của mật nhân đều có thể sử dụng làm thuốc như thân, rễ, vỏ thân,quả. Mật nhân có thể thu hái vào bất kì thời điểm nào trong năm đều được. Sau khi thu, có thể phơi khô, làm thành dạng bột, chiết xuất dạng viên nang hoặc chiết xuất chất lỏng.
Quả mật nhân đem rửa sạch, phơi khô có thể sử dụng trực tiếp.
Rễ, thân,vỏ cây bách bệnh được chặt thành từng đoạn nhỏ, đem phơi khô hoặc sấy khô và bảo quản ở nhiệt độ mát, gói kín.
Cách sử dụng cây mật nhân
Có khá nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây mật nhân với cách dùng và liều lượng khác nhau và có thể dùng với nhiều dạng như : thuốc ngâm rượu uống hay bóp, ngâm với sáp mật ong, sắc lấy nước uống, làm cao hoặc viên.
-
Sắc lấy nước dùng
Đem cắt thành đoạn nhỏ rồi hãm cùng với nước sôi và sử dụng thay cho nước trà uống hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.
-
Tán thành bột mịn làm viên uống
Mật nhân thái nhỏ , phơi khô, rồi tán thành bột mịn, thêm một ít mật ong, hoặc nước ấm làm thành viên mỗi lần uống khoảng 6 – 10 gram cũng cho tác dụng rất tốt.
-
Chế thành cao mật nhân
Mật nhân thái nhỏ, tán nhuyễn, thêm nhiều mật ong khuấy thành dạng sệt rồi đem đun ở nhiệt độ khoảng 55 độ đến đặc quánh, để nguội, để tủ mát sử dụng mỗi lần là 1 thìa cà phê.
-
Ngâm rượu mật nhân
Rễ mật nhân rửa sạch, thái mỏng, phơi héo, đem ngâm cùng rượu khoảng 1 tháng (Để đỡ vị đắng có thể ngâm cùng với một ít táo mèo phơi khô và chuối hột phơi khô).
-
Mật nhân ngâm với sáp ong
Mật nhân thái mỏng ngâm với một ít sáp ong mật và rượu khoảng 30 – 45 ngày để uống.
Mật nhân có thể giúp chữa bệnh gì?
Mật nhân có nhiều thành phần quý, bổ ích cho cơ thể, cả về bổ dưỡng lẫn trị bệnh, không phải ngẫu nhiên mà nó được gọi với cái tên là cây bách bệnh. Tác dụng thần dược đó được nhiều nhà nghiên cứu dược liệu y học cổ truyền và cả y học hiện đại đánh giá cao và sử dụng để bào chế ra làm thuốc và bổ sung nhiều bài thuốc khác điều trị bệnh.
Mật nhân giúp bồi bổ sức khỏe
Mật nhân giúp cải thiện sinh lý, tăng tiết tố hormon nam giới và nhiều chức năng khác liên quan đến vấn đề sức khỏe và sinh lý phái mạnh. Đây là tác dụng được nhắc đến phổ biến nhất của cây mật nhân.
Rễ mật nhân chứa các thành phần như : alcaloid, quasinoide, triterpen giúp ngăn chặn sự giảm sinh lực khi nam giới tuổi trung niên, hỗ trợ tăng số lượng tinh trùng, điều trị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm khá hữu hiệu.
Mật nhân có tác dụng bảo vệ gan thận
Anxiolytic trong mật nhân giúp tăng cường hoạt động trí não, giảm áp lực, mệt mỏi, căng thẳng, đặc biệt với người lao động nặng. Mật nhân dùng kết hợp với cà gai leo sẽ giúp bảo vệ các chức năng gan, điều trị bệnh xơ gan, viêm gan hiệu quả hơn.
Mật nhân bổ huyết, trị đau mỏi
Mật nhân được cho là có tác dụng tốt giúp bổ sung khí huyết và điều trị các bệnh xương khớp, đau lưng nhức mỏi, giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố, hữu ích cho những người bị suy nhược, người có cơ thể gầy yếu, ăn không tiêu, khí quyết kém.
Mật nhân giúp trị bệnh gout hiệu quả hơn
Cây mật nhân sắc cùng với nước, đến khi lượng uống hàng ngày giúp điều trị, giảm thiểu các chứng đau nhức do bệnh gout.
Mật nhân giúp trị bệnh về tiêu hóa
Cây mật nhân dùng kết hợp với quả chuối sứ đã phơi khô ngâm rượu uống rất tốt cho điều trị các triệu chứng về tiêu hóa.
Mật nhân giúp trị bệnh ngoài da
Dùng lá cây mật nhân rửa sạch cùng với nước muối pha loãng để tắm, rửa giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn cho cơ thể, giúp các vùng da bị tổn thương, viêm, các vết thương nhanh lành hơn.
Trên đây là những tổng hợp về cây mật nhân, những thông tin trên chắc cũng đủ để bạn có thể xem xem mật nhân có phải là cây bách bệnh không nhé. (nguồn tham khảo : helobacsi.com, tambinh.vn)
>>>Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về Những bài thuốc tốt từ cây mật nhân nhé.