Học cách quản lý tài chính với phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ
Bạn đã bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân chưa? Bạn có gặp phải tình trạng vừa nhận lương nhưng chẳng mấy chốc đã hết tiền? Mặc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không thể biết mục đích sử dụng số tiền đó của mình là gì. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề khi quản lý chi tiêu thì hãy tham khảo phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ. Phương pháp này có thể giúp bạn biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất nhé.
Phương pháp 6 cái lọ này có thể ứng dụng khi bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc thực hiện các kế hoạch của bản thân; nhưng lại gặp khó khăn khi quản lý chi tiêu. Bạn luôn lâm vào cảnh khi nhìn đi nhìn lại cả năm làm việc nỗ lực nhưng chẳng dành dụm được mấy đồng? Vậy thì đây có thể sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Nguồn gốc của phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ
Phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ là một công thức đã nổi tiếng khắp thế giới từ khá lâu. Đa số những người thành công đều đã và đang áp dụng phương pháp này. Phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ được tạo ra bởi Harv Eker. Ông là người sáng tác ra các tác phẩm bán chạy trên toàn thế giới như "Bí mật tư duy triệu phú" và "Làm giàu nhanh". Harv Eker là người đã sáng lập công ty Peak Potential Trainning. Đây là một công ty đào tạo – nghiên cứu phát triển nhanh và mạnh nhất thế giới với nhiều khóa học tư duy làm giàu nổi tiếng.
Bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp này để quản lý tiền bạc, quản lý tài chính. Điều quan trọng là bạn cần phải phát triển phương pháp này thành thói quen.
Phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ là gì?
Phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ tượng trưng cho việc chia thu nhập hàng tháng của bạn ra làm 6 phần. Nó giống như việc bạn cho thu nhập vào 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi lọ này sẽ có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có được một khoản thu nhập như lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn nào. Bạn hãy chia khoản tiền này thành 6 phần và cho vào ngay 6 cái lọ. Việc làm này cần được thực hiện thường xuyên như một thói quen hàng ngày. Như vậy mới có thể phát huy hiệu quả nhất phương pháp quản lý tài chính này.
Theo đó, mỗi chiếc lọ sẽ được dùng để phục vụ cho một mục đích khác nhau trong đời sống. Khi áp dụng phương pháp này, quy tắc đầu tiên chính là dù nhận được nguồn thu nào. Bạn cũng cần chia thành 6 phần theo tỷ lệ sau đó mới sử dụng.
Cho dù là sinh viên hay là người đi làm, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng phương pháp này. Nó sẽ giúp giữ cho chi tiêu luôn hài hòa mà không gặp vấn đề về tài chính nhé.
Áp dụng phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ như thế nào?
Theo phương pháp này, bạn cần chia tiền của mình thành 6 phần theo đúng tỷ lệ. 6 phần này sẽ như 6 chiếc lọ dành cho từng mục đích sử dụng khác nhau.
-
Chiếc lọ thứ nhất: NEC - Nhu cầu thiết yếu (55% thu nhập)
Chiếc lọ này sẽ cung cấp chi phí cho các hoạt động thường ngày, quan trọng của bạn. Nó sẽ dùng để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền ăn uống, tiền điện, tiền nước,… Vì thế nên chiếc lọ này sẽ chiếm khoảng 55% thu nhập hàng tháng của bạn. Chiếc lọ NEC này cũng sẽ sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, chi trả hóa đơn. Hay các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm cần thiết của bạn. Theo phương pháp quản lý tiền bạc này thì đây là lọ chiếm phần trăm thu nhập cao nhất.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng các khoản cho Nhu cầu thiết yếu chiếm tới hơn 55% thu nhập. Lúc này bạn cần nhanh chóng cắt giảm các chi phí hàng tháng, hoặc tăng thêm thu nhập nhé!
-
Chiếc lọ thứ hai: LTS - Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)
Bạn nên có phần quỹ LTS này để phục cho những mục tiêu dài hạn, lớn hạn. Chẳng hạn như bạn muốn mua xe, mua nhà, sinh em bé, thực hiện ước mơ... Chiếc lọ thứ hai LTS này sẽ giúp bạn thực hiện những điều đó. Từ đó bạn sẽ thấy được mục đích mình nhắm tới, có động lực để tiết kiệm hiệu quả hơn.
Đặc biệt là bạn cần thực hiện “bỏ tiền vào lọ”, tiết kiệm ngay khi nhận được thu nhập. Từ đó có thể tránh tiêu vào số tiền này. Một trong những cách duy trì chiếc lọ thứ hai này, tiết kiệm dễ dàng và hiệu quả nhất. Đó là sử dụng các sản phẩm tiết kiệm gửi góp trực tuyến thông qua các ngân hàng. Đây có thể xem là một khoản đầu tư cố định. Vì thế nên bạn cần chú ý tách riêng khoản này khỏi những khoản chi tiêu khác. Và khoản tích trữ này sẽ để lưu lại để sử dụng lâu dài ngay cả khi bạn không thể làm việc được nữa. Thế nên hãy tiết kiệm từ bây giờ để dành cho những ngày sau nhé!
-
Chiếc lọ thứ ba: EDU - Giáo dục đào tạo (10% thu nhập)
Bạn cần thiết phải trích 10% thu nhập cho việc học thêm, trau dồi kiến thức của bạn thân. Số tiền trong chiếc lọ EDU này có thể dùng để mua sách, tham gia các khóa học, đào tạo. Hay bạn có thể đăng ký các buổi gặp gỡ chia sẻ từ những người thành công.
Như chúng ta đều đã biết, đầu tư vào giáo dục cũng chính là đầu tư vào bản thân. Khoản tiết kiệm này là để giúp bạn không ngừng phát triển năng lực của bản thân thêm nữa. Đây cũng là cơ sở và yếu tố quan trọng để có thể tạo ra nhiều thu nhập hơn.
Chúng ta cần liên tục tiếp thu những kiến thức, kĩ năng mới mỗi ngày để hoàn thiện bản thân. Hãy đảm bảo bạn luôn dành được 10% thu nhập lưu lại cho việc học tập nhé!
-
Chiếc lọ thứ tư: PLAY - Giải trí (10% thu nhập)
Chiếc lọ thứ tư này sẽ là khoản tiền bạn dành cho việc hưởng thụ, mua sắm xa xỉ. Hay bạn có thể dùng chăm lo cho bản thân, làm những việc mới mẻ, trải nghiệm... Khoản tiền này sẽ giúp bạn có động lực để làm việc hiệu quả hơn.
Khi áp dụng phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ này, quỹ PLAY cần được tiêu dùng liên tục. Và nếu bạn đang không sử dụng hết khoản tiền này, có thể bạn đang mất cân bằng. Điều đó có nghĩa là bạn đang không dành đủ sự chăm sóc cho bản thân mình.
Harv Eker, người đã cho ra đời phương pháp này khẳng định một điều rằng. Để con người có thể trở nên tự do về tài chính, tâm hồn cũng cần được vui vẻ hơn. Vì vậy việc dành 10% khoản thu nhập của bạn cho quỹ này là rất cần thiết. Nó được dành cho việc thư giãn, giải trí như đi ăn uống, đi chơi với bạn vào cuối tuần. Như vậy sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng hơn, có thể làm việc tốt hơn.
-
Chiếc lọ thứ năm: FFA - Quỹ tự do tài chính (10% thu nhập)
Tự do tài chính ở đây chính là khi bạn có một cuộc sống như mong muốn. Lúc này bạn sẽ không cần làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Bạn có thể sử dụng khoản tiền này để tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập thụ động như gửi tiết kiệm, đầu tư hay góp vốn kinh doanh. Đây cũng được coi là một nguồn thu nhập thụ động, nền móng của sự giàu có tự do. Điều này sẽ giúp bạn có thêm nguồn thu nhập, đảm bảo hơn cho cuộc sống của mình.
Bạn sẽ không được tiêu vào số tiền trong lọ này, nên để dành cho mục đích đầu tư kiếm lời, đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản,… Bởi nguồn tài sản có được từ quỹ này càng nhiều, bạn sẽ càng dễ có được sự tự do tài chính hơn.
-
Chiếc lọ thứ sáu: GIVE - Cho đi (5% thu nhập)
Đây sẽ là khoản tiền bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè. Trong trường hợp bạn có quá nhiều thứ phải chi trả hơn, hãy giảm tỷ lệ lọ này xuống. Nhưng bạn luôn cần trích một khoản để giúp đỡ người khác nhé. Bởi quỹ này là cách để bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống của chính mình. Chúng ta đều sống một cuộc sống của sự sẻ chia, hãy cho đi để nhận lại.
Sử dụng quỹ này có thể là việc quyên góp từ thiện, tham gia tình nguyện. Nhưng cũng có thể chỉ là việc đơn giản như mua quà tặng cho gia đình hay mời bạn bè một bữa ăn. Khi bạn có được sự tự do trong tài chính, bạn cũng sẽ nhận được hạnh phúc khi cho đi.
Trên đây là phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ để quản lý tài chính cá nhân. Bằng cách áp dụng phương pháp này, bạn sẽ nắm rõ các nguồn tiền vào và ra của mình. Bạn cũng có thể tách biệt được những khoản chi tiêu và khoản tiết kiệm. Từ đó bạn có thể đưa ra được quyết định chi tiêu hợp lý cho riêng mình. Hãy thử ngay "bí kíp" 6 chiếc lọ này và duy trì thường xuyên nhé. Như vậy bạn có thể có sự tự do trong tài chính hơn, tiết kiệm cho tương lai và luôn tìm thấy động lực trong cuộc sống.
Thân mến ! MPD