Yêu con là bản năng, tôn trọng con là bản lĩnh
Dù ở độ tuổi nào, con cái cũng xứng đáng được tôn trọng. Cha mẹ nên tôn trọng những sở thích cá nhân và những hành động của con mình hơn. Cha mẹ sẽ không cần quá quan thiệp đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con. Xây dựng cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm. Cho phép con có quyền quyết định trong một số vấn đề của riêng con. Nếu cha mẹ không tôn trọng con sẽ rất dễ suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Vì cảm thấy không được tôn trọng cũng như dạy bảo đúng cách.
Yêu con luôn là một bản năng của cha mẹ
Thế nào là tôn trọng con cái
Do hiểu sai về cách tôn trọng con cái nên một số gia đình gây ra nhiều mâu thuẫn tiêu cực giữa cha mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là hoàn toàn đồng ý những yêu cầu không đúng nghĩa từ con cái. Cũng không phải để con cô đơn trong những quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như thái độ sống.
Vậy phụ huynh đã biết tôn trọng đúng cách chưa? Tôn trọng là việc bố mẹ đối xử đúng mực. Không lấn chiếm đến quyền riêng tư của con cái. Có thái độ quan tâm đến tâm lý, tình cảm và sức khỏe của con cái.
Từ đó có thể là bạn của con trong việc đưa ra các ứng xử hợp lý nhất. Khi các con cảm nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ. Chúng sẽ ý thức hơn với hành động, thái độ của mình để hoàn thiện nhân cách. Có những bước quan trọng trong hành trình phát triển bản thân.
Lợi ích việc tôn trọng con cái
Tránh sự giận dữ
Những cơn tức giận thường là nguồn cơn từ sự thiếu kiểm soát hay cảm thấy không công bằng. Đó là phản ứng tâm lý của con người. Là người lớn, bố mẹ thường không rằng trẻ cũng cần có quyền đưa ra quyết định và thực hiện sự việc.
Chẳng hạn, trong khi con muốn mua chiếc váy màu hồng thì bạn lại tự quyết định chọn chiếc màu xanh. Điều đó khiến chúng cảm thấy không được tôn trọng và trở nên tức giận. Vậy tại sao bạn không cho con quyền chọn lựa?
Củng cố sự tự tin
Tự đưa ra quyết định là một phần quan trọng để tăng cường sự tự tin. Khi con cái tự ra quyết định và mọi việc được tiến hành thuận lợi. Chúng sẽ cảm thấy thành tích và điều này sẽ giúp sự tự tin được nâng cao. từ đó tạo động lực để thúc đẩy hoàn thiện kỹ năng lựa chọn. Tự quyết trong thời trẻ cho đến khi trưởng thành.
Tu luyện ý thức về giá trị
Một trong những yếu tố quan trọng nhất và thường bị bỏ quên. Đó là, làm cho chúng thể hiện mình có giá trị. Trẻ em thường sáng tạo và tiếp thu nhanh hơn người lớn. Sự quyết định của trẻ có nhiều giá trị như của người lớn. Và bạn cần chú ý rằng con biết bạn thừa nhận tầm quan trọng của chúng trong gia đình.
Hãy thực hiện bằng cách cho con sự lựa chọn những thứ nhỏ nhặt nhất.
Dạy con biết chịu trách nhiệm
Cuộc sống là kết hợp của rất nhiều lựa chọn và quyết định. Vậy tại sao bạn không rèn luyện cho con những kỹ năng này từ khi còn bé? Bằng cách thực hiện những lựa chọn mỗi ngày. Bạn đang giúp chúng trở thành một phần tích cực của quá trình ra quyết định. Và cho trẻ học cách chấp nhận cho dù kết quả có theo mong muốn hay không.
Thúc đẩy sự sáng tạo
Người lớn thường khuôn mẫu và không sáng tạo như trẻ con. Vậy nhưng nhiều phụ huynh lại thích áp đặt mọi cho con cái. Điều này đồng nghĩa với việc có cơ hội vận dụng khả năng sáng tạo và nâng cao tư duy trừu tượng.
Vì sao xúc phạm, lớn tiếng con cái được xem là một cách thức lạm dụng?
Sở dĩ việc xúc phạm, mắng mỏ con cái được coi là một cách lạm dụng trẻ em. Bởi vì chúng thường gây nên những nguy hại kéo dài về mặt tinh thần và cảm xúc của con cái. Lạm dụng bằng lời nói làm thay đổi nghiêm trọng các bộ phận của bộ não đang phát triển. Gây ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời của đứa trẻ.
Hãy tôn trọng ý kiến của con
Lòng tự trọng bị hạ thấp
Xúc phạm con, trong đó là xúc phạm con trước mặt người khác. Trực tiếp, phụ huynh đang làm cho lòng tự trọng của con bị giảm xuống. Những đứa trẻ có tần suất lớn bị bố mẹ xúc phạm. Chúng sẽ rất khó khăn trong tin tưởng giá trị tốt đẹp của bản thân chúng. Chúng sẽ trở nên tự ti trong suốt cuộc sống sau này.
Những đứa con bị cha mẹ thường xuyên xúc phạm rất khó an nhiên về sau. Để lại những di chứng tinh thần nặng nề.
Không vâng lời
Hầu hết các bậc phụ huynh không muốn gây ra tổn hại có chủ ý cho con cái họ. Sự xúc phạm, trong hầu hết các tình huống, là một sự bộc phát nhất thời.
Bắt nguồn từ sự căng thẳng và nóng giận của cha mẹ. Bạn nghĩ rằng mắng mỏ hoặc xúc phạm con cái sẽ làm cho chúng sợ. Sẽ khiến chúng nghe lời nhưng trên thực tế thì cách dạy con đó của cha mẹ thường phản tác dụng.
Có thể trước uy quyền của bố mẹ, trẻ có thể im lặng và dừng lại hành vi mà bố mẹ cho là không tốt đó. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là con bạn đang hoàn toàn nghe lời bạn.
Chúng thường thích làm những hành vi trái ngược. Hoặc lặp lại hành vi đã bị nghiêm cấm nhiều lần như một sự ngầm chống đối lại bố mẹ. Đây là dấu hiệu của một tính cách nổi loạn, nó sẽ hình thành trong tuổi vị thành niên hoặc ở tuổi trưởng thành.
Hành vi bạo lực hoặc trầm cảm hơn
Xúc phạm con cái có thể dẫn đến hậu quả kéo dài nghiêm trọng. Khiến cho chúng trở nên tàn nhẫn về sau. Khi lớn lên, đứa trẻ sẽ hiểu rằng, việc lạm dụng bằng lời nói và xúc phạm ai đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Việc cha mẹ thường xuyên xúc phạm con cái khiến cho đứa trẻ rơi vào trầm cảm, hoặc tự tử vì nghĩ rằng bản thân kém giá trị.
Đừng bạo lực khi con sai
Hệ lụy hai chiều
Xúc phạm là một mũi tên hai chiều. Khi cha mẹ xúc phạm con cái thì hãy sẵn sàng chào đón việc con cái không tôn trọng bố mẹ khi chúng trưởng thành. Điều này thật khó thừa nhận nhưng nó như một quy luật, cho đi những gì thì mình sẽ nhận lại được kết quả đó. Bởi vậy, khi các bậc cha mẹ có suy nghĩ rằng, xúc phạm con cái sẽ khiến chúng trở nên tốt hơn, khôn ngoan hơn là một lối suy nghĩ vô cùng sai lầm.
Làm thế nào để tôn trọng con đúng cách
Kiềm chế thể hiện cái tôi bản thân
Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng để thực hiện được các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn. Sẽ không tốt nếu hai cái tôi quá lớn gặp nhau tạo ra hai ý kiến trái chiều nhau.
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng mình là người sinh ra con cái, con cái phải làm theo lời mình. Điều này rất không đúng đắn. Dẫu biết muốn tốt cho con nhưng việc để ý một cách thái quá. Sẽ lại phản tác dụng, mối quan hệ của cha mẹ và con cái dẫn đến căng thẳng, bất hòa.
Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ rất bất ổn và muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ hiểu nhầm phản kháng lại tất cả những gì trái ngược mình. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Cũng như cuộc sống tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng lắng nghe và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi giao tiếp với con.
Tôn trọng nhưng vẫn cần có kỷ cương
Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không phạm phải những yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc đoán.
Khi cần, bạn vẫn nên đặt mình vào quan điểm của con. Và suy nghĩ, khuyên nhủ con thật thấu đáo.
Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khoảng cách thế hệ nên không thể nào hiểu mình. Từ đó con có thể trở nên cô đơn và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không tâm sự cùng gia đình.
Hãy để con quyết định và sáng tạo
Không so sánh con
Dù là lớn hay nhỏ, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình tượng của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên để ý tránh việc so sánh này.
Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã gián tiếp có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn ao ước. Điều này khiến con mặc cảm, khép kín và tạo khoảng cách với bố mẹ hơn.
Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con thể hiện sự khác biệt của mình. Trở thành thế mạnh mà người khác không có.
Hãy tôn trọng khoảng không gian riêng của con cái
Thay vì nỗ lực để chạm đến thế giới riêng đó. Các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con thông qua việc cho con có những khoảng không riêng tư của mình.
Một vài hành động nhỏ như tôn trọng những sở thích con, hỏi ý kiến khi sử dụng đồ của con. Có thể giúp con nhận ra được mình đang được tôn trọng như một người lớn.
Học cách tôn trọng con cái trong gia đình là một điều tuyệt vời để bạn hiểu con hơn. Nhưng cũng đầy gian nan với các bậc cha mẹ. Hy vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình phát triển nhân cách. Hãy học cách trở thành một người bạn lớn của con nhé!
Thân mến ! MPD