Phương Pháp Quản Lý Tài Chính Cho Cuộc Đời Của Bạn

Phương Pháp Quản Lý Tài Chính Cho Cuộc Đời Của Bạn
Ngày đăng: 17/12/2021 11:58 PM

     

    Phương pháp quản lý tài chính quan trọng cho cuộc đời của bạn

    Quản lý tài chính luôn là vấn đề khiến nhiều người phải loay hoay. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hiện tại và cả sau này. Ở bài viết này, MPD sẽ chia sẻ những phương pháp quản lý tài chính hữu ích cho bạn. Không dừng lại ở quản lý tài chính cá nhân mà còn liên quan đến nhiều đối tượng khác.

    Phương pháp quản lý tài chính tôt

    Phương pháp quản lý tài chính cá nhân tốt hơn

    Để có thể quản lý tốt nguồn tài chính tại nơi làm việc, công ty thì trước hết mọi người luôn muốn xây dựng cho mình những phương pháp quản lý tài chính cá nhân. Vậy như thế nào là phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn đọc tiếp để hiểu thêm nhé.

    Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

    Theo đó, quy tắc 50-20-30 (hoặc 50-30-20) không khó để thực hiện giúp mọi người đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Vậy các tỉ lệ cụ thể trong phương pháp này là gì?

    Quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

    50% là biểu thị nhu cầu

    Nhu cầu ở đây được coi là những chi tiêu thiết yếu, bắt buộc mà bạn phải tiêu tốn. Một số phải kể đến bao gồm tiền thuê nhà, tiền thuế chấp, tiền mua xe, tiền ăn hằng ngày, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, tiền điện, nước. Những khoản chi này là cố định hàng tháng. Bởi vậy, bạn có thể kiểm soát chúng thông qua hóa đơn hoặc ghi chép dữ liệu.

    30% khoản chi đến từ mong muốn

    Khoản chi 30% này dùng để thỏa mãn đam mê và mong muốn cá nhân. Đi ăn ngoài, đi xem phim, mua túi xách mới, mua vé tham dự sự kiện âm nhạc hay chơi game là những phương thức giải trí cần đến khoản tiền này. Vì khoản chi này đến từ mong muốn nên nhiều người coi đó là động lực để kiếm tiền và tự thưởng chúng vào mỗi tháng.

    Dành khoảng 80% mỗi tháng để chi tiêu và tiết kiệm 20% còn lại

    Bên cạnh tiết kiệm thì bạn có thể dùng để đầu tư sinh lời mỗi tháng từ khoản 20% này. Bạn có thể đầu tư thông qua tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, các kênh đầu tư sinh lời. 

    Tại sao nên tích lũy hàng tháng? Bởi bạn có thể rơi vào trường hợp mất việc hoặc có một vấn đề bất trắc xảy ra trong cuộc sống. Do đó, có một khoản tích lũy giúp bạn phần nào yên tâm hơn và xử lý mọi tình huống nhanh hơn.

    >>> Xem thêm : quản lý tài chính cá nhân

     

    Phương pháp quản lý tài chính cá nhân cụ thể, minh bạch: 6 cái lọ

    phương pháp quan lý tài chính cá nhân 6 cái lọ

    Đúng như tên gọi của nó, khi áp dụng hệ thống quản lý tài chính cá nhân này, bạn sẽ chia tiền của mình thành sáu tài khoản khác nhau và chia tỉ lệ rõ ràng cho mỗi lọ.  Khoản thu nhập của bạn sẽ khớp với chi tiêu bằng cách phân bổ sau đây:

    - 55% Cần thiết: Nhu cầu cần thiết như tiền thuê nhà, thực phẩm, tiền điện, nước… là những khoản không thể bỏ qua

    - 10% dành để tiết kiệm dài hạn: đây là những khoản tích lũy để dùng cho những mục đích cụ thể sau này như: du lịch hay cưới hỏi

    - 10% dùng để hưởng thụ: Không nên làm việc mà không biết yêu thương bản thân. Hãy dành khoản tiền này để thỏa mãn những đam mê của bản thân.

    - 10% dành cho giáo dục : là điều nên làm. Giáo dục là một lĩnh vực vô cùng cần thiết trong tài chính cá nhân mà bất cứ ai cũng nên bỏ ra. Bởi đầu tư cho giáo dục giúp bạn gia tăng thu nhập và hoàn thiện bản thân hơn. 

    - 10% đầu tư: Ngoài việc tiếp tục đi làm để tích lũy thêm, bạn cũng có thể tham khảo đầu tư để sinh lời.

    - 10% cuối cùng bạn nên dùng để làm từ thiện hoặc giúp đỡ người thân. Cho đi là còn mãi nên đừng ngần ngại san sẻ những gì mình đang có với những người yếu thế hơn.

    >>> Xem thêm : quản lý tài chính theo 6 chiếc lọ

     

    Học cách quản lý tài chính gia đình khi đã kết hôn

    Quản lý tài chính cá nhân vô cùng quan trọng nhưng khi đã kết hôn thì việc này còn cần thiết hơn bao giờ hết. Vậy những nguyên tắc nào nên áp dụng khi xây dựng kế hoạch chi tiêu cho gia đình?

    quản lý tài chính sau khi kết hôn

    Nguyên tắc đầu tiên: Lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng

    Lập kế hoạch chi tiêu luôn là yếu tố tạo nên nguyên tắc vàng. Chi phí chi tiêu mỗi tháng cần phải thấp hơn thu nhập của gia đình bạn. Nếu không lên kế hoạch bạn sẽ có thể chi tiêu quá tay

    Nguyên tắc thứ 2: cân nhắc kỹ trước khi mua

    Để quyết định mua thứ gì đó, bạn hãy tham khảo giá và chất lượng ở nhiều nơi để đảm bảo mình mua với mức giá tốt nhất. Nhưng chất lượng của sản phẩm vẫn luôn đặt lên hàng đầu nên nhớ đọc phản hồi của những khách hàng trước đó nhé

    Nguyên tắc thứ 3: Đừng tự quyết định mọi thứ

    Bạn hãy dành thời gian nói chuyện các thành viên trong gia đình về khả năng chi tiêu của gia đình. 

    Tiêu chí không nên bỏ qua: Lập mục tiêu tài chính
    Đặt ra mục tiêu tài chính giúp bạn quyết định và sắp xếp kế hoạch. Dựa vào mục tiêu tài chính, bạn sẽ biết cách phân bổ để đạt được mục tiêu do chính mình đề ra

    >>>Xem thêm : quản lý tài chính sau kết hôn

     

    Học quản lý tài chính doanh nghiệp - phát triển công ty

    Nhiều người sở hữu khối tài sản lớn từ doanh nghiệp của mình nhưng còn loay hoay không biết nên làm sao để quản lý tốt nhất. Phần mềm quản lý tài chính – kế toán là lựa chọn tối ưu nhất cho việc phân phối thu chi doanh nghiệp. Trong đó, thu chi rõ ràng để tránh tình trạng thâm hụt nên được áp dụng. Do đó, các khoản thu chi của doanh nghiệp cần phải được ghi chú cẩn thận.

    Phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp

    Lợi ích từ việc sử dụng các phần mềm quản lý tài chính - kế toán là:

    - Quản lý nguồn vốn minh bạch, chi tiết và dễ dàng kiểm soát cơ cấu vốn.

    - Kiểm soát được việc thanh toán đúng kỳ hạn 

    - Lập và phê duyệt kế hoạch ngân sách hiệu quả

    - Xây dựng báo cáo, KPI hỗ trợ kiểm soát chi tiết các hạng mục, tránh chi tiêu vượt quá ngân sách

    - Hệ thống bảo mật của các phần mềm này rất cao và an toàn.

    Quan tâm xoay vòng vốn để đầu tư sinh lời

    Hãy đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp vào những dự án khác sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn hơn. Cần đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời. Mọi khoản lợi nhuận đều bắt nguồn từ rủi ro. Vì vậy hãy cân nhắc chúng thật kỹ về chi phí cơ hội để đạt được lợi ích cận biên cao nhất

    Luôn có phương án dự phòng để tránh dẫn đến tình huống xấu cho công ty

    Mặc dù các phương án đã có của công ty thường là tối ưu nhất nhưng những trường hợp rủi ro không lường trước vẫn có thể xảy đến. Bởi vậy những phương án dự trù là điều mà các nhà quản lý thông thái luôn có sẵn. 

    Cần biết cách quản lý tài chính khi đi học

    Điều này đối với một số người được xem là yếu tố cốt lõi để hoàn thành việc học. 

    Quản lý tài chính khi đi học

    Lưu trữ hóa đơn khi mua sắm để kiểm soát chi tiêu

    Có những khi bạn sẽ không nhớ hết những gì mà mình đã chi tiêu. Vì thế giữ lại hoá đơn giúp bạn biết được mình đã chi bao nhiêu tiền vào những mục nào.

    Có khá nhiều bạn du học sinh vẫn chưa chủ động được về tài chính mà còn phụ thuộc ít nhiều vào bố mẹ. Bởi vậy, mỗi khi đưa ra quyết định mua một thứ gì đó, bạn cần cân nhắc xem: “Liệu có thực sự cần thiết mua món đồ này không?”. 1 tips nhỏ là hãy note chúng lại và dán lên tường rồi đợi đến khi thực sự cần thiết hãy mua.

    Thực hiện tiết kiệm khi đi du học như thế nào là thông minh?

    - Để quản lý tài chính du học hiệu quả, thì chi tiêu sao cho thông minh cũng giúp bạn đỡ được một khoản chi phí. Những khoản phí từ sách vở, bạn không cần thiết phải mua mới.

    - Bạn có thể tiết kiệm bằng cách mua lại sách cũ với giá chỉ bằng 50% hay 70% thông thường. Những cựu sinh viên hay thư viện trường học cũng luôn sẵn sàng cho bạn mượn sách.

    - Ngoài ra, bạn còn có thể tận dụng tiện ích có sẵn trong trường. Bạn lưu ý rằng  số tiền mà bạn đã đóng cho trường đã bao gồm chi phí như: nhà ăn, phòng gym, hội sinh viên… 

    - Bởi vậy, nên tận dụng tối đa những tiện ích có sẵn đó thay vì tốn thêm khoản đó ở bên ngoài. Điều thú vị là tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp mở rộng các mối quan hệ.

    => Tip nhỏ: Sử dụng thẻ giảm giá hỗ trợ dành cho du học sinh
    Bạn có thể dùng chúng để đăng ký thẻ xe bus, thẻ giảm giá mua sắm, xem phim, ăn uống… Vì chúng khá quan trọng để được giảm chi phí nên hãy luôn mang theo thẻ sinh viên và bản sao hộ chiếu ở bên mình để được hưởng ưu đãi.

    >>Xem thêm : quản lý tài chính sinh viên

     

    Cách quản lý tài chính kinh doanh để có lợi nhuận cao nhất

    Quản lý tài chính kinh doanh luôn là bài toán tài chính cho nhà quản lý. Đặc biệt đối với những người đang trong giai đoạn startup thì cách quản lý tài chính công ty nên được tìm hiểu từ trước. Các nhà quản lý nên áp dụng những phương pháp hiệu quả như:

    Xây dựng quỹ dự phòng để dễ dàng xoay vòng vốn

    Điều khiến các startups thất bại là nhiều nhà quản lý doanh nghiệp không chú ý đến việc xây dựng quỹ dự phòng, dẫn tới việc khi gặp khủng hoảng thì không có nguồn tài chính để xoay xở. Lấy ví dụ về đại dịch Covid-19 cho thấy có thể gặp bất cứ khủng hoảng nào trong kinh doanh mà khó xác định từ trước.

    Quỹ phòng sẽ giúp duy trì hoạt động doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, hoặc đầu tư vào các cơ hội sinh lợi nhuận khác. Để đảm bảo tốt nhất, quỹ này nên đủ để doanh nghiệp duy trì hoạt động bình thường từ 3 đến 6 tháng. 

    Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể & nỗ lực đạt mục tiêu đề ra

    Kế hoạch kinh doanh rõ ràng và chi tiết sẽ xác định doanh nghiệp đang ở đâu trong điều kiện thị trường hiện tại và mục tiêu muốn hướng tới.

    Đối với tài chính, lập kế hoạch sẽ giúp phân bổ nguồn lực tài chính và các hoạt động kinh doanh cần thiết nhằm thúc đẩy doanh thu.

    Bên cạnh đó, kế hoạch định hướng cho người quản lý sử dụng tài chính linh hoạt

    Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả: Giảm nợ

    Một nguyên tắc nên được ưu tiên giúp quản lý tài chính trong doanh nghiệp hiệu quả đó là ưu tiên giảm nợ

    Nợ khó đòi sẽ  là áp lực và tác động trực tiếp tới doanh thu, đến các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Những yếu tố như mất giá của đồng tiền là lý do doanh nghiệp không nên mang theo những khoản nợ khó đòi này từ năm này qua năm khác. Các nhà quản lý cần nỗ lực xóa nợ của doanh nghiệp

    Học cách dự báo dòng tiền khi quản lý tài chính kinh doanh

    Dòng tiền và chứng khoán luôn biến đổi. Bên cạnh việc có quỹ phòng, bạn cần duy trì dự báo dòng tiền chi tiết hàng ngày. Dự báo này cần được thực hiện theo từng mặt hàng, sản phẩm trên cơ sở luân phiên trong ít nhất nửa năm. 

    Luôn cập nhật các báo cáo một cách thường xuyên

    Để có phương pháp quản lý tài chính tốt nhất, nhà quản lý doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét các báo cáo để có thể nắm được các số liệu kinh doanh quan trọng. Dựa vào phần mềm quản lý nên việc này khá dễ dàng và nên thực hiện đều đặn mỗi tháng

    Xem xét chi phí cơ hội của từng khoản vốn bỏ ra

    Trước khi đầu tư một số tiền lớn thì ngoài việc tìm hiểu về nguồn lợi có thể đem lại, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thêm về chi phí cơ hội của dòng tiền tệ (tăng giảm)… để phân bổ phù hợp.

    Thuê dịch vụ bên ngoài (nếu được) để giảm bớt chi phí

     Để tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp của bạn cũng có thể cân nhắc đến việc thuê dịch vụ bên ngoài để xử lý các khoản như báo cáo, thuế,…

    Hiện nay có rất nhiều công ty về kế toán, kiểm toán cung cấp dịch vụ này. Bạn có thể sử dụng để giảm chi phí cho bộ phận nhân viên kế toán nếu công ty của bạn không quá lớn.

    Quan tâm và ứng dụng công nghệ trong phát triển doanh nghiệp

    Thời kỳ công nghệ 4.0 mang tới rất nhiều lợi ích trong việc tăng năng suất. Các doanh nghiệp nên chủ động cập nhật để vừa mang lại sản phẩm chất lượng vừa tăng năng suất.

    Hơn thế nữa, việc đầu tư vào công nghệ còn giúp giảm phần lớn chi phí thuê nhân công. Trong khi việc thuê nhân công mang lại nhiều rủi ro thực hiện hơn.

    phương pháp quản lý tài chính hiệu quả

    Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hay của người quản lý đều bắt nguồn từ quản lý tài chính cá nhân. Do đó, đừng nóng vội mà hãy xây dựng thói quen chi tiêu cho bản thân mình. Thành công luôn bắt nguồn từ những thói quen tốt.

    Trên đây là những phương pháp quản lý tài chính hiệu quả được MPD tổng hợp. Bạn hãy áp dụng cách quản lý phù hợp với thu nhập của mình. Nếu có nguyên tắc thú vị nào, đừng ngại để lại bình luận để chia sẻ tới nhiều người hơn.

    Thân mến ! MPD